top of page

Market Research Group

Public·41 members

Kỹ thuật chăm sóc hoa mai để nở đúng dịp Tết

Mai vàng là loài hoa đặc trưng của Tết ở Nam bộ, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mỗi nhà đều muốn có một vài cây mai đột biến để tô điểm cho không gian, tạo không khí vui tươi, may mắn trong những ngày đầu năm. Hiện nay, nhiều nơi còn mở rộng diện tích trồng mai, thậm chí hình thành những làng trồng mai chuyên nghiệp. Tuy việc chăm sóc không quá phức tạp, nhưng để mai nở rực rỡ, đúng thời điểm, người trồng cần nắm rõ các kỹ thuật cần thiết.

Ý Nghĩa Của Hoa Mai Trong Ngày Tết

Hoa mai là biểu tượng không thể thiếu của ngày tết ở miền Nam Việt Nam, như hoa đào là biểu tượng ngày tết ở miền Bắc. Màu vàng rực rỡ của hoa mai từ lâu đã được xem là màu của sự giàu sang, phú quý. Nhiều người tin rằng, mai nở nhiều cánh là dấu hiệu của sự may mắn và sung túc cho gia đình trong năm mới.

Cây mai cũng tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, vượt qua thử thách và khắc nghiệt của thời tiết. Rễ mai cắm sâu vào lòng đất, bám chắc để chống chọi với bão tố, thể hiện sự kiên nhẫn và sức chịu đựng, cũng như phẩm giá cao quý của con người Việt Nam. Những đóa hoa mai vàng rực trong tiết xuân còn là biểu tượng của hạnh phúc, đoàn viên, và tình cảm gắn bó trong gia đình.

Vai Trò Và Giá Trị Văn Hóa Của Hoa Mai

Hoa mai từ lâu đã đi vào văn thơ Việt Nam và trở thành nguồn cảm hứng của nhiều danh nhân văn hóa Á Đông. Mỗi khi tết đến, mai vàng nở rộ như báo hiệu một mùa xuân mới, một khởi đầu tươi sáng. Trong suy nghĩ của người Việt, ngày tết mà thiếu đi sắc vàng của hoa mai sẽ không còn trọn vẹn. Những phôi mai vàng bến tre nở vào thời khắc giao thừa không chỉ là một dấu hiệu của mùa xuân mà còn là lời chúc phúc cho năm mới bình an, may mắn và thành công.

Mai Vàng - Vẻ Đẹp Của Tết Việt

Mai vàng không chỉ đẹp mà còn là minh chứng của truyền thống, của lòng yêu quê hương. Cây mai gắn bó với làng quê, cắm sâu trong lòng đất Việt và bền bỉ vượt qua thời gian. Chính vì thế, mỗi độ tết đến, người Việt lại mong muốn có một chậu mai trong nhà, để năm mới ngập tràn phú quý và hạnh phúc. Vậy là bây giờ bạn đã hiểu thêm về hoa mai rồi đó – loài hoa tượng trưng cho cốt cách và giá trị tinh thần trong ngày tết.


Chuẩn bị đất và bón lót

Đối với đất trồng mai ở vùng trũng, cần lên líp rộng khoảng 1-1,2m và có rãnh thoát nước để tránh ngập úng, thối rễ. Đất phải xới tơi, loại bỏ cỏ dại, sỏi đá.

Bón lót phân bò, tro trấu (3-5kg) hoặc phân hữu cơ Đầu Trâu HCMK7 (0,3-0,5 kg) cho mỗi hố trồng. Trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỉ lệ 3-4 phần đất và 1 phần phân hữu cơ. Rải phân dưới gốc, sau đó đặt cây, phủ thêm phân và lấp đất, lèn chặt.

Tưới nước và bón phân thúc

Mùa nắng, tưới nước hằng ngày để giữ ẩm, còn mùa mưa phải đảm bảo thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng chậu cần tưới nhiều hơn mai trồng đất do khả năng thoát hơi nước nhanh. Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới đẫm vào chiều tối để tránh sâu bệnh.

Sau trồng 15-20 ngày, khi rễ mai đã bám vào đất, tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 17-12-7 +TE Đầu Trâu trong 10 lít nước để kích thích rễ phát triển mạnh. Bón thúc định kỳ 25-30 ngày/lần và kết hợp xới đất để giảm thất thoát phân. Định kỳ phun phân bón lá Đầu Trâu 501 mỗi 7-10 ngày/lần.

Biện pháp xử lý để mai nở đúng Tết

Từ đầu tháng 10 âm lịch, giảm phân bón có đạm (N) cao. Giữa đến cuối tháng 11, dừng bón phân và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Đối với mai 5 cánh, nếu dự báo thời tiết nắng ấm, tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp. Nếu dự báo thời tiết lạnh kéo dài hoặc nụ chưa lớn, tuốt lá từ 13-16 tháng Chạp.

Trước khi tuốt lá, ngừng tưới 2-3 ngày để lá đanh lại, sau đó tuốt lá và tưới đẫm lại. Nếu thấy hoa cái chưa bung vỏ lụa vào “tết ông Táo,” cần xiết nước (ngưng tưới) và phơi nắng. Đối với hoa nở sớm hơn, hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước và tưới nước lạnh để hãm hoa, hoặc che nắng để hoa nở đúng dịp Tết.


Chăm sóc mai trong những ngày Tết

Đặt chậu mai ở nơi thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh gió mạnh hoặc gần quạt, không đặt nơi tối thiếu sáng. Với mai cắm bình, sau khi cắt, nên thui gốc để giữ nhựa, thay nước thường xuyên và có thể cho thêm Aspirin để hạn chế vi khuẩn.

====>> Xem thêm: Top địa chỉ lấy mai vàng giá sỉ

Chăm sóc mai sau Tết

Sau Tết, mai cần chuyển từ chậu ra đất để phục hồi. Nếu vẫn giữ trong chậu, cần thay đất mới bằng hỗn hợp 3 phần đất và 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15-25 gam phân NPK 17-12-7 +TE trong 10 lít nước và tưới vào gốc. Tiếp tục bón thúc và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 để cây phát triển lại bình thường.

Cây mai dễ chăm sóc nhưng cần chú ý kiểm tra sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân và rầy bông. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Đầu Trâu để diệt trừ các loại sâu bệnh này.


Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777

Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com

Facebook: Vườn mai Hoàng Long

Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.


About

Welcome to the group! You can connect with other members, ge...
bottom of page